Trang chủ » Tổng hợp » Lá đinh lăng và cách dùng để chữa bệnh, làm mát sữa cho bà bầu

Lá đinh lăng và cách dùng để chữa bệnh, làm mát sữa cho bà bầu

written by dalatfood
Published: Last Updated on 219 views

Lá đinh lăng không chỉ là món rau sống đi kèm với các món gỏi cá, nem nướng…Mà cây đinh lăng còn được ví là “nhân sâm của người nghèo” bởi những công dụng tuyệt vời trong việc điều trị một số bệnh. Vậy lá đinh lăng có tác dụng gì? Tại sao lại được ví như vậy?. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay tại đây nhé!.

Giới thiệu đặc điểm cây đinh lăng

Cây đinh lăng còn có tên gọi là gỏi cá hay sâm nam dương. Tên gọi tiếng anh là Ming arila. Đây là loại cây rất quên thuộc trong dân gian hay trồng làm cảnh. Trong đông y học cổ truyền xem như là thần dược dùng để làm thuốc. Cây thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm, được trong nhiều nởi ở Việt Nam. Cây nhỏ, thân mịn không có gai, thân cao từ 1 -2m. Lá kép lông chim, mọc so le và có răng cưa nhọn. Hoa có màu lục nhạt hoặc màu trắng xám, quả dẹp và có màu trắng bạc.

Cây đinh lăng có mấy loại?

Cây đinh lăng thì có rất nhiều loại khác nhau. Nhưng thường gặp và hay sử dụng nhất là các loại đinh lăng sau.

Đinh lăng lá nhỏ

Cấy đinh lăng lá nhỏ hay còn gọi là Sâm Nam Dương là loại trồng phổ biến nhất ở Việt Nam. Có tên khoa học là Polyscias fruticosa . Loại này lá rất nhỏ hình lông chim, có hoa và thân nhẵn. Cây cáo khoản từ 1 – 2m. Lá dùng làm các món ăn, rể được dùng để sắc thuốc hay ngâm rượu. Đây là loại có giá trị tốt cho sức khỏe.

Cây đinh lăng lá to

Đinh lăng lá to còn có tên gọi khác là đinh lăng lá lớn, đinh lăng ráng, đinh lăng tẻ. Loại này có đặc điểm lá to và dày hơn nhiều so với đinh lăng nhỏ.

Cây đinh lăng lá tròn

Đinh lăng lá tròn còn có tên là đinh lăng vỏ hến, vì nó rất giống như vỏ hơn. Tên gọi khoa học là Polyscias balfouriana. Hình dáng lá to tròn 2 màu xanh và trắng xen kẻ nhau. Loại này chủ yếu được trồng làm cảnh.

Cây đinh lăng đĩa

Loại cây này có hình dáng lá to tròn, loại này rất hiêm gặp và thường được trồng làm cây cảnh.

Đinh lăng lá răng

Loại này lá có hình dáng hơi tròn và có răng cưa. Thường được trong làm cây cảnh để trang trí trong nhà. Vì nó nhỏ gọn nên thường trang trí trên bàn làm việc, hay trên kệ.

Tác dụng của cây đinh lăng
Tác dụng của cây đinh lăng

Cây đinh lăng lá vắn

Cây đinh lăng lá vằn có tên khoa học là Polyscias guilfoylei. Lá có hình dáng dẹp như những cánh hoa, có màu trắng xanh. Loại này rất hiếm gặp.

Cấy đinh lăng lá nhuyễn ( Lá Kim)

Loại đinh lăng này có hình dáng giống như đinh lăng lá nhỏ. Tuy nhiên lá nhỏ hơn rất nhiều và không có phiến lá rỏ rệt. Lá nhọn như cây kim nên được gọi là lá kim. Loại này ít được trồng vì không có giá trị kinh tế.

Cây đinh lăng mép lá bạc

Đinh lăng mép lá bạc có tên khoa học là P. guilfoylei var. lacinata. Sở dĩ có tên gọi như vậy bơi vì mép lá có màu trắng bạc. Bên trong lá có màu xanh trong rất đẹp mắt. Thường được trồng làm cây cảnh bonsai.

Thành phần các chất có trong cây đinh lăng

Ngoài tác dụng làm gia vị, rau sống kèm theo các món ăn trong gia đình. Cây đinh lăng còn có chứa nhiều thanh phân các chất sinh học tốt sức khỏe. Trong lá cây, thân cây và rể cây đinh lăng được ví như củ sâm có chứa các thành phần như. Vitamin B1, 2, 6 vitamin C và 20 acid amin. Chất saponin oleanolic ( có nhiều trong nhân sâm), Flavonoit, Glucozit, Tanit, Methionin, Lyzin và Xystei.

Tác dụng của cây đinh lăng
Tác dụng của cây đinh lăng

Lá cây đinh lăng có tác dụng gì?

Cây đinh lăng là loại cây có giá trị sử dụng từ A – Z, không loại bỏ bộ phần nào. Từ rể, củ, thân cây, lá điều có tác dụng làm thuốc. Ngoài ra Lá đinh lăng còn có thể ăn sống kèm theo các món ăn. Trong cây đinh lăng đã được nguyên cứu có nhiều thanh phân sinh học có tác dụng hổ trợ chữa bệnh. Cũng khám phá xem cây đinh lăng có tác dụng chữa bệnh gì? qua bài viết này nhê.

Giúp chữa lành  vết thương cực nhanh

Chỉ với vài lá đinh lăng được rửa sạch và giã nát đắp trực tiếp lên vết thương chảy máu ngoài da sẽ nhanh chóng cầm máu và làm lành vết thương cực nhanh mà không để lại sẹo.

Uống nước lá đinh lăng lợi sữa

Từ lâu đã không còn quá xa lạ với những bà mẹ bỉm sữa đang cho con bú.  Việc uống nước “ nhân sâm” này hàng ngày giúp kích sữa về nhiều hơn, sữa đặc hơn, thơm hơn. Bởi thế mà nhiều bà mẹ lựa chọn uống loại nước lá này để lợi sữa thay vì sử dụng các loại nước uống khác.

Nếu bạn không có thời gian để nấu nước đinh lăng, có thể mua trà đinh lăng để uống. Hiện nay người ta đã sản xuất trà đinh lăng đóng gồi. Bạn chỉ việc mua về và hòa tan với nước nóng để uống.

Chữa bệnh tiêu hóa, đường ruột

Không chỉ là lá đinh lăng ăn sống mà nó còn có tác dụng chữa một số bệnh tiêu hóa như chứng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy. Thậm chí, nhiều người còn sử dụng cây đinh lăng trong việc điều trị bệnh trĩ.

Để chữa những bệnh tiêu hóa, đường ruột bằng cây đinh lăng này, các bạn chỉ cần sắc lá cây đinh lăng lấy nước uống hàng ngày thay cho uống trà.

Chữa bệnh thận hiệu quả

Nếu các bạn đang mắc bệnh sỏi thận, hãy nghĩ ngay đến việc uống nước ép củ đinh lăng hàng ngày sẽ giúp lợi tiểu, hỗ trợ điều trị bệnh thận, sỏi thận, giúp lọc thận hiệu quả.

Chữa chứng mồ hôi trộm ở trẻ

Nếu trẻ nhà các bạn thường xuyên đổ mồ hôi trộm ở vùng đầu, các bạn hãy lấy lá đinh lăng phơi khô rồi gôi vào trong ruột gối hoặc trải xuống giường cho bé nằm. Trẻ sẽ không còn ra mồ hôi trộm nữa sau một thời gian gối đinh lăng.

Chữa đau nhứt xương khớp

Với những người bị đau cơ khớp, các bạn chỉ cần lấy một ít lá đinh lăng tươi giã nát rồi đắp trực tiếp liên tục lên vùng khớp bị sưng đau. Chắc chắn các bạn sẽ sốc với tác dụng của cây đinh lăng trong việc chữa đau cơ khớp này.

Tác dụng chữa tắc sữa sau khi sinh

Rể cây đinh lăng còn có tác dụng chữa triệu chứng tắc sữa mẹ sau khi sinh. Cách dùng bạn chuẩn bị 30g rể cây đinh lăng khô và 1 củ gừng. Rửa sạch rể và gừng đêm 2 nguyên liệu này đi nâu với 500ml nước lọc. Đun sôi đên khi nào lượng nước còn 1 nữa rồi tắt bến, chia ra 2 lần uống trong ngày.

Tác dụng hổ trợ điều trị ho khan lâu ngày

Nếu bạn đang ho khan lâu ngày không hết, hãy thử dùng bài thuốc cây đinh lăng này xem sao.

Cách dùng: Kết hợp các nguyên liệu như. Rễ đinh lăng, rau má, xa tiền thảo, lá sương xông mỗi vị 20g. Mạch môn, tía tô, cam thảo mỗi vị 16g. Cát cánh, trần bì, đại táo mỗi vị 12g. Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc với các nguyên liệu trên, chia làm 2 lần, uống hết trong ngày.

Công dụng của cây đinh lăng
Công dụng của cây đinh lăng

Lá đinh lăng chữa sốt siêu vi

Trong dân gian từ xưa đã biết dùng cây đinh lăng để hạ sốt cho trẻ nhỏ. Đây là cách hạ sốt an toàn và không lo gặp phải tạc dụng phụ. Cách thực hiện như sau.

Cách sử dụng như sau: Lá tươi đem rửa sạch, ngâm với muối trắng trong khoảng 15 phút. Sau đó vớt ra và để ráo nước. Tiến hành giã nát lá đinh lăng rồi lọc lấy nước cốt cho trẻ uống.

Mỗi lần chỉ nên cho trẻ uống từ 2 – 3 thìa cà phê. Xác đinh lăng dùng để bôi khắp người và quanh thái dương, trán của trẻ. Cho trẻ nằm nghỉ ngơi, sẽ có kết quả hạ sốt ngây.

Gối lá đinh lăng có tốt cho sức khỏe?

Với những tác dụng mà cây đinh lăng mang lại. Thì gối đinh lăng cũng vậy rất tốt cho sức khỏe và phù hợp với mọi lứa tuổi. Đặc biệt gối sữa đinh lăng giúp cho trẻ sơ sinh, trẻ em có giấc ngủ ngon. Nhờ có công dụng chống ra mồ hôi trộm ở bé khi ngủ, giúp bé có giấc ngủ sâu hơn.

Cách ngâm rượu đinh lăng

Để ngâm rượu đinh lăng bạn nên chọn cây đinh lăng nhỏ. Lấy rễ củ của nó, nện chọn loại củ to. Có thể ngâm tươi hay khô điều được. Công dụng của rượu đinh lăng giúp bổ khí, giải độc, chữa bệnh chậm phát dục, bồi bổ cơ thể…Cách thực hiện ngâm rượu như sau.

1 Rữa sạch củ đinh lăng và cào bỏ lớp đất cát còn bám ở khe của rễ cây ra. Cạo bỏ luôn phần lớp vỏ mỏng bên ngoài ra luôn. Rồi rữa sạch lại với nước đem lâu khô hoặc để cho khô.

Lưu ý: Phải để cho củ đinh lăng khô với được bỏ vào bình ngâm. Như vậy rượu ngâm mới không bị đục và có mùi tanh.

2 Tiếp đến cho củ đinh lăng vào bình, nên chọn bình thủy tinh để ngâm sẽ tốt hơn. Nếu muốn đẹp mắt bạn có thể tạo dáng cho củ đinh lăng.

3 Đổ rượu gạo nguyên chất có nồng độ từ 40 độ trở lên. Theo tỉ lệ 1: 7, tức 1kg củ rễ đinh lăng thì ngâm khoản 7 lít rượu.

Rượu đinh lăng ngâm bao lâu thì mới được uống?. Để đảm bảo rượu đúng chất và đạt được chất lượng. Thì phải ngấm khoản 6 tháng mới được uống. Ngâm càng lâu uống càng ngon, củ đinh lăng càng ra nhiều chất.

Lưu ý: Không nên uống rượu đinh lăng quá nhiều dẫn đến say xỉn sẽ phản tác dụng. Sẽ gặp phải triệu chứng tác dụng phụ như. Nôn ói, mệt mỏi, tiêu chảy..

Tác dụng của rượu cây đinh lăng
Tác dụng của cây đinh lăng

Nhưng lưu ý và tác hại khi dùng cây đinh lăng

Không thể phủ nhận những tác dụng tuyệt vời của loại cây đinh lăng này. Thế nhưng nhiều người tỏ ra băn khoăn, e ngại khi uống nước đinh lăng thường xuyên có hại gì cho sức khỏe không? Tiện đây, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn những lưu ý khi dùng cây đinh lăng cho việc chữa bệnh.

Uống nước lá đinh lăng đúng liều lượng

Mặc dù rất tốt trong việc điều trị bệnh nhưng cây đinh lăng có chứa chất saponin gây ra hiện tượng chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi khi dùng quá liều. Với những ai đang sử dụng loại nước uống này đều phải chú ý uống đúng liều lượng.

 Sử dụng cây đinh lăng từ 3-5 tuổi trở lên

Nếu các bạn dùng rễ cây đinh lăng để chữa  bệnh, các bạn nên lựa chọn sử dụng những cây có độ tuổi từ 3-5 năm mới có tác dụng.

Trên đây là một số tác dụng của lá đinh lăng trong việc chữa bệnh thường gặp và những lưu ý khi uống nước lá đinh lăng. Hy vọng bài viết này sẽ đem đến nhiều thông tin hữu ích cho các bạn!

Đánh giá bài viết này
Thông tin này có hữu ích cho bạn không?
YesNo

Bài viết liên quan

Gửi phản hồi của bạn về bài viết này