Trang chủ » Tổng hợp » Rượu tỏi có tác dụng gì? Cách ngâm rượu tỏi và lưu ý cần biết

Rượu tỏi có tác dụng gì? Cách ngâm rượu tỏi và lưu ý cần biết

written by dalatfood
Published: Last Updated on 253 views

Từ lâu, tỏi là một loại gia vị thường xuyên góp mặt trong các bữa ăn gia đình Việt. Không đơn thuần là một loại thực phẩm dùng để tẩm ướt các món ăn. Mà còn được xem như một vị thuốc thần dược trong dân gian chữa được rất nhiều bệnh. Một trong những cách chế biến tỏi tốt cho sức khỏe nhất phải kể đến rượu tỏi. Chắc bạn đang thắc mắc không biết rượu tỏi có tác dụng gì? và cách ngâm rượu tỏi như thế nào?. Nếu bạn chữa biết tác dụng và cách ngâm rượu hãy đọc hết bài viết này.

Tỏi và tác dụng của rượu tỏi

Tỏi trong Đông Y có vị cay, tính ôn, hơi có độc có tác dụng thanh nhiệt, sát khuẩn,  giải độc, tiêu đờm. Tên khoa học của Tỏi là Allium sativum L. Trong tỏi có chứa 0,1 – 0,36% tinh dầu trong đó đến 90% chứa hợp chất lưu huỳnh (S). Mang trong mình nhiều tác dụng cả trong đời sống lẫn chữa bệnh

Hầu hết các bạn đọc hẳn không ai không biết đến củ tỏi. Trong các bữa ăn, tỏi là một loại gia vị làm tăng thêm sự hấp dẫn cho món ăn. Khi còn tươi khỏi có mùi khá hôi, nhưng khi được chế biến lại trở thành một mùi thơm đặc biệt kích thích khứu giác và vị giác của người thưởng thức.

Hay một khía cạnh khác, khi tỏi đươc đập dập hoặc thái lát mỏng ngâm cùng với dấm và ớt trong khoảng 3 ngày sẽ cho ra một loại nước chấm cực kì hấp dẫn. Ngoài ra, rất nhiều người ngâm tỏi cùng với rượu và hỗn hợp đó đã mang đến những lợi ích không hề nhỏ đối với rất nhiều người.

Tác dụng của rượu tỏi
Tác dụng của rượu tỏi

Rượu tỏi có tác dụng chữa bệnh gì?

Khi được hỏi “rượu tỏi có tác dụng gì?“ thì chỉ một vài người có thể kể ra công dụng. Nhưng sự thật về chai rượu tỏi không chỉ dừng lại ở một hay hai tác dụng. Mà nó còn được phong là thần dược chữa được nhiều bệnh và tốt cho sức khỏe.

Rượu tỏi chữa bênh xương khớp đau nhức

Trong dân gian từ lâu đã lưu truyền bài thuốc dùng rượu tỏi xoa bóp để giảm những cơn đau về xương khớp. Ngày nay, khoa học đã chứng minh điều đó là hoàn toàn đúng đắn. Trong tỏi có chứa chất oxy hóa giúp điều trị những cơn đau từ bệnh viêm khớp gây nên. Selen trong tỏi ngăn chặn quá trình gây viêm trong cơ thể. Bệnh viêm khớp dạng nhẹ và các cơn đau mỏi sẽ được xóa tan nhờ rượi tỏi.

Những gia đình có người lớn tuổi thường xuyên đau nhức khi thay đổi thời tiết. Hoặc vận động mạnh nên có một chai rượi tỏi phòng khi cần dùng.

Rượu tỏi chữa bệnh về tiêu hóa

Trong Rượu tỏi có chứa thành phần của axit amin lên men tự nhiên. Cho nên những người có vấn đề về đường tiêu hóa như: Ợ chua, ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, viêm loét dạ dày.. Nên thường xuyên sử dụng rượu tỏi. Mọi triệu chứng gây khó chịu sẽ dần được đẩy lùi và biến mất nhờ loại rượu đặc biệt này.

Rượu tỏi tác dụng chữa bệnh về hô hấp

Rượu tỏi có tác dụng gì với sức khỏe. Một công dụng mà ít ai ngờ tới chính là chữa bệnh trong đường hô hấp. Rượu tỏi có tính nóng nên chữa bệnh viêm họng khá tốt. Rượu tỏi sát khuẩn tốt làm sạch cổ họng, tiêu đờm, bớt ho. Nhiều người dùng để chữa bệnh viêm phế quản, viêm xoang vì nó mang lại công dụng khá tích cực.

Rượu tỏi tác dụng chữa bệnh tim mạch

Tỏi cùng với rượu là sự kết hợp vô cùng tuyệt vời để ngăn ngừa sơ vữa động mạch. Tỏi có chứa phitoncid và hoạt tính màu vàng làm đánh tan chất béo, giảm tình trạng máu nhiễm mỡ. Do trong rượu tỏi có tính nóng nên đối với việc điều trị cao huyết áp lâu dài. Thì cần phải cân bằng mức độ uống vừa phải và ăn kèm thêm chất xơ.

Rượu tỏi chữa viêm xoang

Theo nguyên cứu trong tỏi có chứa một hộp chất lưu huỳnh gọi là allicin. Chất này có tính kháng khuẩn, kháng vi trung, và kháng nấm rất tốt. Cho nên nó có khả năng làm sạch khoan mũi, và các triệu chứng viêm xoang gây ra. Bạn có thể dùng rượu tỏi để uống trực tiếp hoặc lấy tâm bông chấm vào rượu tỏi vệ sinh trong khoan mũi.

Tác dụng của rượu tỏi
Tác dụng của rượu tỏi

Cách ngâm rượu tỏi

Ngâm loại tỏi nào đây?. Có lẻ đây là câu hỏi ai cũng thắc mắc khi đang có ý định ngâm rượu tỏi. Bạn có thể ngâm loại tỏi nào cũng được. Tuy nhiên có 2 loại tỏi được khuyên dùng và nhiều người làm nhất là: Tỏi lý sơn ( tỏi cô đơn) và tỏi đen. Vì 2 loại tỏi này nhiều thành phần tác dụng trị bệnh tốt hơn là tỏi thường.

Cách làm tỏi đen ngâm rượu

Tỏi đen là loại tỏi đã được ủ lên men trong vòng 30 – 45 ngày. Tỏi có màu đen, vị ngọt, mền dẻo rất dễ ăn không có vị hăn như còn tươi.

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 200g tỏi đen
  • 1-1,5 lít rượu gạo nguyên chất từ 40 độ trở lên.
  • Bình thủy tinh sạch

Cách làm rượu tỏi đen

Tỏi đen bóc lớp vỏ bên ngoài lấy phần nhân cho vào bình thủy tinh. Sau đó đổ rượu gạo nguyên chất vào. Rượu tỏi đen có thể sử dụng được sau 10 ngày kể từ ngày ngâm.

Sở dĩ có thể sử dụng được nhanh như vậy là do tỏi đen đã được lên men rồi. Nên các chất trong tỏi đen tiết ra nhanh hơn. Do tỏi đen có màu đen nên màu rượu cũng là màu đen.

Cách làm tỏi lý sơn ( cô đơn) ngâm rượu

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Bình thủy tinh sạch
  • 100ml rượu nếp trắng 45 độ trở lên
  • 40g tỏi trắng khô bóc vỏ.

Cách làm rượu tỏi lý sơn

Tỏi lý sơn ( cô đơn) mua về bóc vỏ rửa sạch, xắt lát mỏng hay đập dập. Có như vậy khi ngâm tỏi mới ra hết chất. Rượu tỏi mới có tác dụng cao.

Sau khi đã sơ ché xong bạn xếp tỏi vào bình thủy tinh. Tiếp đó bạn cho rượu gạo nguyên chất vào. Sau đó đậy kính nắp và bảo quản ở nới kho ráo thoáng mát. Thỉnh thoảng nên lắc bình rượu để cho điều màu. Rượu đạt chuẩn ban đầu có màu vang ngà ngà về sau chuyển sang màu vàng đậm.

Cách làm rượu tỏi mật ong

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Mật ong rừng nguyên chất 500g
  • Tỏi thường hay cô đơn 500g.
  • Bình thủy tinh.
  • Rượu gạo nguyên chất 750ml

Cách làm rượu tỏi mật ong

Tỏi bóc sạch vỏ rửa sạch, rồi vớt ra để thật ráo nước. Sau đó xắt lát mỏng hoạt đập dậm cho tỏi nhanh ra chất khi ngâm rượu.

Bình thủy tinh rửa sạch lâu khô nước, sau đó xếp tỏi vào bình. Sau đó lấy mật ong rưới điều lên tỏi, rồi đổ rượu gạo vào. Đóng nắp lại thật chặt để nới khô ráo thoáng mát. Có thể dùng được sau 15 ngày.

Cách ngâm rượu tỏi
Cách ngâm rượu tỏi

Cách ngâm rượu tỏi không bị xanh

Nếu bạn không biết cách ngâm rượu tỏi sẽ chuyển thành màu xanh. Vì thế ở khâu chế biến tỏi trước khi bỏ vào bình ngâm rất quan trọng. Để tỏi không bị xanh các bạn thực hiện như sau.

Ngâm tỏi trong nước sối già thêm 2 thìa muối trong khoản 10 phút. Lưu ý ngâm chứ không phái nấu nhé. Sau đó, bạn vớt tỏi ra và nhớ để cho ráo nước hẳn mới đem bỏ hũ. Ngâm trong nước muối nóng tỏi sẽ trắng giòn mà không bị xanh.

Cách uống rượu tỏi vào lúc nào tốt

Cách sử dụng rượu tỏi tốt nhất là bạn nên uống sau bữa ăn trưa và tối. Mỗi lần uống chỉ 1 ly nhỏ, ngày uống 1 – 2 lần. Khi uống bạn nên lắc nhẹ bình rượu để cho rượu tỏi tan ra điều.

Không cần phải uống nhiều cơ thể sẽ không hấp thu hết. Ngoài ra còn có tác dụng sẽ bị say rượu khi dùng quá nhiều. Bạn có thể uống kèm với đồ ăn hay trong lúc ăn cơm cũng được.

Rượu tỏi ngâm lâu có uống được không?

Rượu tỏi nên được bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Sau 1 tháng kể từ ngày ngâm là có thể sử dụng được.

Thời hạn sử dụng rượu có thể lên đến 1 năm, tuy nhiên không nên vượt quá 1 năm. Bởi rượu ngâm để quá lâu sẽ bị chuyển hóa và mất thành phần công dụng của tỏi. Nên sử dụng bình ngâm rượu bằng thủy tinh.

Những lưu ý khi sử dụng rượu tỏi

Như bạn đã biết rượu tỏi có công dụng tuyệt vời đới với sức khỏe. Tuy nhiên nó cũng có tác hại nếu sử dụng không đúng cách. Hoặc không đúng lứa tuổi và những người không được uống rượu. Một vài lưu ý khi sử dụng loại rượu này như sau.

Người đang bị bệnh nóng sốt, phụ nữ đang mang thai hay trẻ em dưới 12 tuổi. Người dang dùng thuốc điều trị bệnh lý, đặc biệt là bệnh tiểu đường. Hoặc những người đang chuẩn bị làm phẩu thuật.

Phải ngâm rượu 30 ngày trở lên mới được uống. Như vậy tỏi mới ra chất và khi uống mới có tác dụng. Tỏi dùng ngâm rượu phải lựa chọn tỏi tươi, không bị úng, mốc, mền hay đa nảy mầm.

Rượu ngâm tỏi phải là rượu gạo nguyên chất, có nồng độ từ 40 độ trở lên, thì ngâm mới ngon. Rượu tỏi có mùi hăng hồng rất khó uống cho nên phải cận thận khi tránh bị xặc. Nên uống 1 hốp nín thở và nuốt xuống liền.

Tham khảo thêm những thực phẩm có lợi cho sức khỏe

Đánh giá bài viết này
Thông tin này có hữu ích cho bạn không?
YesNo

Bài viết liên quan

Gửi phản hồi của bạn về bài viết này