Trang chủ » Tổng hợp » Công dụng của nha đam và những tác hại nên biết khi dùng

Công dụng của nha đam và những tác hại nên biết khi dùng

written by dalatfood
Published: Last Updated on 206 views

Cây nha đam là tên gọi rất quên thuốc với những ai thích làm đẹp tự nhiên. Hay những ai thích uống nước nha đam để giải khát, thanh nhiệt. Thế nhưng ngoài những tác dụng tuyệt với đó, loại cây này còn có rất nhiều công dụng khác. Có thể nhiều người vẫn chưa biết hết đặc tính và tính năng của loại cây này. Nếu bạn vẫn chưa biết hết công dụng của cây nha đam với sức khỏe. Thì hay thu thập thêm kiến thức ngây trong bài viết này, để áp dụng liền cho gia đình.

Giới thiệu đặc điểm cây nha đam

Cây nha đam còn được gọi là cây lô hội hay long tu, một số nơi thì gọi là lưu hội, long thủ. Có tên khoa học tiếng anh gọi là Aloe vera, thuộc họ chi lô hội. Theo thông tin cây nha đam có nguồn gốc từ châu phi và Ai cập. Từ thời xa xưa người ta đã biết dùng cây nha đam đê làm đẹp.

Cây nha đam có thân lá mọng nước giống như các loại cây xương rồng, hay thanh long. Cây trưởng thành có thể thu hoạch cao khoản 60 – 100cm. Thích hợp trồng ở những nơi có điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Lá cây dạng bẹ dài và nhọn ở đầu, móc sát nhau, 1 cấy có thể mọc ra nhiều lá. Vỏ lá có màu xanh lục và có gai ở 2 bên mép lá, cây có mũ nhớt, vị hơi đắng.

Cây nha đam lô hội
Cây nha đam lô hội

Thành phần dưỡng chất trong cây nha đam

Ngày nay với tiến bộ khoa học kỷ thuật các nhà nguyên cứu đã cho biết rằng. Trong cây nha đam có rất nhiều thành phấm các chất sinh học như:.Các loại Vitamin A, B, C và hơn 23 loại Axit amin, cùng các chất Aloin A, B và Anthraquinone. Ngoài ra còn các khoán chất kali, Magie, Photo, Canxi,…Cùng các Enzym có tác dụng tốt cho tiêu hóa giúp ăn ngon và 1 số thành phần khác có tác dụng chống oxy hóa.

Tổng hợp tất cả công dụng của nha đam

Làm đẹp với nha đam thì ai cũng biết, còn công dụng tác dụng của nó với cơ thể và sức khỏe thì sao?. Hãy cùng tìm hiểu xem nó có khả năng hổ trợ chữa trị bệnh gì đối với sức khỏe dưới đây nhé.

Tác dụng của nha đam tốt cho hệ tiêu hóa

Nhờ chứa một số enzym có tác dụng đường phân và làm vỡ chất béo. Nên sử dụng nha đam có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Giúp giảm hiện tượng khó chịu ở dạ dày và ruột, và cải thiện hội chứng rối loạn ruột kích thích.

Cung cấp nước thanh lọc cơ thể                     

Cây nha đam là thực phẩm lý tưởng nhằm cải thiện tình trạng mất nước. Giúp cung cấp, bổ sung nước cho cơ thể, thanh lọc và loại bỏ các chất độc tố. Các chất gây thải gây hại cho cơ thể ra bên ngoài. Từ đó,  giúp bảo vệ cho thận và gan luôn luôn khỏe mạnh, tránh cho hai bộ phận này làm việc quá tải.

Ngoài ra, việc uống nước ép nha đam còn giúp phục hồi chức năng. Giảm bớt lượng axit lactic sau quá trình tập luyện hay lao động vất vả.

Tác dụng uống nước nha đam
Tác dụng uống nước nha đam

Tăng cường bảo vệ chức năng gan

Cây nha đam còn có công dung hổ trợ cho gan hoạt động tốt. Nhờ chứa nhiều nước và dưỡng chất có trong thân cây. Khi uống nước nha đam sẽ giúp tăng cường chức năng gan hoạt động hiệu quả, khi cơ thể hấp thụ loại nước uống tự nhiên này hàng ngày.

Công dụng của nha đam trong việc trị táo bón

Không chỉ có tác dụng làm đẹp, người ta còn dùng nha đam như một loại nước uống hàng ngày. Để điều trị chứng táo bón kinh niên, giúp lợi khuẩn đường ruột hoạt động bình thường. Đồng thời giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột, tăng cường chức năng bài tiết.

Nha đam giúp chống viêm hiệu quả

Trong thành phần của cây lô hội có chứa một số hợp chất chống viêm như. Axit salixylic, chromone C- Glucosyl, enzyme Bradykinase có tác dụng ức chế quá trình sản sinh axit. Chống viêm hiệu quả. Ngoài có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng viêm ruột, người ta còn chứng minh. Lô hội có tác dụng trong việc làm dịu bệnh loét viêm kết tràng nhẹ.

Nha đam có tác dụng gì
Nha đam có tác dụng gì

Tác dụng nha đam chữa bệnh tiểu đường

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, gel nha đam có tác động tích cực đến lượng đường huyết trong cơ thể. Với những người mắc bệnh tiểu đường tuyp 2 có thể chữa khỏi nhờ kiên trì sử dụng nha đam trong một thời gian dài.

Nha đam chữa bệnh ngoài da

Mũ dịch của cây nha đam tươi có tác dụng làm mát, làm nhỏ lỗ chân lông, giúp da săn chắc. Cách sử dụng cây nha đam từ việc bôi gel có tác dụng ngăn ngừa nám, mụn, làm mịn da, chữa các vết bỏng nhẹ, vết côn trùng cắn…

Tác dụng nha đam chống mỏi mắt

Chỉ với một nhánh nha đam đem bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài, rồi đắp phần gel thịt nha đam lên mắt và nằm thư giãn trong 15 phút. Các quầng thâm trên mắt sẽ biến mất ngay lập tức. Ngoài ra, nhiều người còn sử dụng nha đam vào mỗi tối trước khi đi ngủ. Trong trường hợp nhức mỏi mắt, mi mắt nặng sẽ đem lại cảm giác dễ chịu, dịu mát ở vùng mắt.

Tác dung nha đam đối với da mặt

Chất nhầy trong gel (phần thịt) của nha đam có khả năng thấm ướt, tạo độ ẩm cho da, giúp da dễ đàn hồi và giảm các nếp nhăn. Gel của chúng còn có tác dụng kích thích sự tổng hợp các collagen và sợi elastin. Giúp ngăn chặn sự hủy hoại của da khi bị lão hóa. Trong quá trình chăm sóc da, chất gel này có tác dụng se lỗ chân lông, giảm mụn một cách hiệu quả.

Bạn có thể lấy phần ruột nha đam kết hợp với nước cốt chanh, làm mặt nạ đấp lên mặt. Hoặc mua loại mặt nạ nha đam đã chế biến sẵn. Mỗi tuần đấp 2 lần, nến đấp vào buổi tối khoản 30 phút rồi rữa mặt thật sạch trước khi đi. Tuyết đối không nên đấp qua đêm sẽ ảnh hướng tới da mặt.

Tác dụng của nha đam với làm đẹp

Nhựa của cây nha đam có thể được dùng để tính chế ra kem dương da. Nhờ thành phần pH của gel nha đam, giúp da tươi tắn và điều hòa axit của da. Hiện nay trên thị trường có nhiều công ty đã dùng cây nha đam sản xuất ra mỹ phầm. Thường đặt tên có mỹ phẩm là Aloe vera làm thương hiệu cho các loại kem như. Chống năng, dưỡng da, dầu gội, khủ mùi hôi, chống mốc…

Tác dụng nha đam làm đẹp
Tác dụng nha đam làm đẹp

Tác dụng của nha đam ngâm rượu

Nha đam dùng ngâm rượu có thể bảo quản được lâu hơn. Ngoài ra còn hổ trợ điệu trị 1 số triệu chứng bệnh lý rất tốt. Công dụng khi uống rượu nha đam như.

  • Kích thích tiêu hóa, giúp bạn ăn ngon miệng hơn.
  • Hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện các chứng bệnh về đường ruột cho bạn.
  • Tác dụng hổ trợ giảm đau răng, viêm lợi.
  • Điều trị cảm cúm, chữa trị nhức đầu.

Lưu ý: Không nên lạm dụng uống quá nhiều rượu nha đam, có thể dẫn đến tình trạng say xỉn. Hoặc gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn, làm cơ thể mệt mỏi, tiêu chảy…

Cách chế biến nha đam

Đối với nha đam tươi, gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài và rữa sạch nhựa màu vàng để tránh bị ngộ độc. Sau đó rửa sạch dưới vồi nước để cho bớt nhớt, rồi cắt nhỏ có thể ăn sống trược tiếp luôn. Hoặc chế biến các món khác như.

  • Nấu chè nha đam.
  • Làm nước nha đam với đường phèn.
  • Làm sinh tố nha đam.
  • Nước ép nha đam.
  • Nước uống nha đam với hạt chia, hạt é.
  • Nha đam ngâm rượu.
  • Hay kết hợp nha đam với mật ong. Hoặc dầu dừa.

Để cho nha đam hết nhớt bạn nên ngâm phân ruột nha đam vào trong nước có pha muối với chanh. Ngâm khoản 3 phút vớt ra rữa sạch, hoặc ngâm vào trong nước lạnh.

Công dụng của nước nha đam
Công dụng của nước nha đam

Cách bảo quản nha đam

Đối với nha đam tươi chúng ta nên ăn ngây, không để lâu ngoài không khí. Nếu chưa dùng ngây có thể bảo quản trong tủ lạnh. Tuy nhiên không nên để quá lâu sẽ mất hết các chất có thể gây hại cho sức khỏe. Nếu dùng nha đam lâu dài thì nên sử dụng liều lượng thấp.

Những lưu ý tác hại cần tránh khi dùng nha đam

Tác hại của nha đam có thể xảy ra nếu sử dụng không đúng cách, đúng đối tượng. Những người có các triệu chứng bên dưới tuyệt đối không dùng hay ăn nha đam.

  • Phụ nữ có thai và phụ nữ đang nuôi con bú: Các chuyên gia khuyến cáo đối tượng này tuyệt đối không được dùng các sản phẩm từ nha đam. Nếu sử dụng có thể gây ra sảy thai, dị tật bẩm sinh…
  • Người mắc bệnh trĩ không được dùng nha đam, đặc biệt là nhựa nha đam vì sẽ khiến bệnh nặng hơn, gây kích thích đại tràng khi dùng.
  • Những người vừa mới phẫu thuật không nên dùng nha đam. Ít nhất đối tượng này phải đợi từ 15-30 ngày mới có thể sử dụng.
  • Lớp nhựa mũ màu vàng của nha đam có độc tố nên phải rửa thật sạch. Không dùng nha đam thường xuyên với liều lượng lớn sẽ gây tác dụng phụ. Thường hay gặp là bị rối loạn tiêu hoa, tiêu chảy.
Đánh giá bài viết này
Thông tin này có hữu ích cho bạn không?
YesNo

Bài viết liên quan

Gửi phản hồi của bạn về bài viết này