Trang chủ » Uncategorized » Cây nấm ngọc cẩu thần dược tăng cường sinh lý và cách dùng

Cây nấm ngọc cẩu thần dược tăng cường sinh lý và cách dùng

written by dalatfood
Published: Last Updated on 199 views

Khoảng thời gian gần đây. Người ta biết đến và sử dụng phổ biến loại nấm ngọc cầu với công dụng bổ dưỡng cho máu, thận, tim mạch, đường tiêu hóa. Hay các bộ phận quan trọng khác. Công dụng đặc biệt của cây nấm ngọc cẩu giúp phục hồi sinh lực cho cơ thể. Đây được đánh giá là loại thuốc quý hiếm. Là thảo dược quý mà thiên nhiên đã ban tặng.

Thông tin đặt điểm cây nấm ngọc cẩu

Nấm Ngọc Cẩu (là một loại cây trong bộ Dó đất)  trong y học có tên thuốc là Tỏa Dương. Nấm ngọc cầu là một loại thảo dược có thể xếp vào cả hai loại cây và nấm. Hầu như không có lá mà cấu tạo của chúng từ những cán hoa khổ to, mang hoa có đặc điểm dày đặc. Chúng có màu đỏ những hơi thẫm.

Vì hình dáng của nó giống bộ phận sinh dục của con chó nên một số vùng đồng bào dân tộc gọi nó là Nấm Ngọc Cẩu. Khi ngửi loại thảo dược này. Bạn có thể nhận thấy mùi hôi rất đặc trưng, hoa mềm và ruột chứa vô số thành phần tinh bột. Đây là loại nấm mọc sát dưới mặt đất do chiều cao chỉ từ 10-15 cm. Đặc biệt hợp sống trong không khí lạnh.

Nấm ngọc cẩu mọc ở đâu

Nấm ngọc cẩu hay cây dó đất sống và phát triển tại các vùng núi rậm rạp. Chúng sinh trưởng nhờ bám vào rễ một số loại cây gỗ hoặc sử dụng các chất mùn hữu cơ phân hủy có trong tự nhiên để làm dưỡng chất sinh sống.

Không phải ở nơi nào cũng có thể tìm thấy nấm ngọc cẩu, loại thảo dược quý này thường tìm thấy ở vùng núi Tây Bắc, sống ở độ cao trên 1000m so với mực nước biển. Cây mọc nhiều ở đỉnh núi Tây Côn Lĩnh, Hoàng Liên Sơn và một số đỉnh núi cao lạnh giá quanh năm, có tuyết bao phủ. Tuy nhiên, hiện tại người Trung Quốc thu mua liên tục dẫn đến nấm rất khan hiếm.

Nấm thường mọc trong khoảng từ tháng 9 hàng năm cho tới hết tháng 10. Cây sống trên những cây gỗ lớn bị mục nát, ưa bóng tối, các lùm cây rậm rạp.

Theo các chuyên gia đông y, giá trị của nấm ngọc cẩu liên quan tới nơi mọc, nấm có giá trị cao nhất khi mọc ở độ cao khoảng 1.500m và càng già thì càng có giá trị. Núi Tây Côn Lĩnh được coi là nơi mọc mà nấm ngọc cẩu có giá trị cao nhất ở nước ta.

Ngoài mọc ở các vùng núi tại Việt Nam, nấm ngọc cẩu chất lượng tốt còn mọc ở vùng núi tỉnh Vân Nam Trung Quốc, nơi có độ cao và khí hậu tương tự như các vùng núi Tây Tắc nước ta.

Nấm ngọc cẩu có mấy loại

Theo màu sắc ruột nấm, người ta chia nấm ngọc cẩu làm 2 loại là nấm ruột trắng và nấm ruột tím.

Nấm ngọc cẩu ruột tím

Là nấm giống với mô tả trong các sách Y học cổ truyền. Cây nấm nhỏ, loại nấm này có chiều cao chỉ khoảng 10 đến 15cm, bên trong ruột nấm có màu tím. Khi phơi khô nấm co lại và có mùi thơm rất quyến rũ.

Nấm ngọc cẩu ruột trắng vàng

Nấm ngọc cẩu ruột trắng là loại nấm lớn, chiều cao cây nấm có khi tới 25 đến 30cm. Bên trong nấm ruột màu trắng. Rượu ngâm nấm ruột trắng vị chát và mùi vị không thơm bằng nấm ruột tím. Khi phơi khô nấm này thường không thơm bằng nấm ruột tím.

Phân loại theo hình dáng hoa nấm

Phân loại theo cách này ta sẽ chia ra làm 2 loại là nấm đực và nấm cái.

  1. Nấm ngọc cẩu đực: Loại này cây nấm thường dài, hình chóp, thân nấm nhẵn, chóp nấm sần sùi nhẹ chứ không nở như dạng bông hoa. Chiều cao thân nấm khoảng 10 đến 15cm.
  2. Nấm ngọc cẩu cái: Loại nấm này có chiều cao thấp, cây nấm thường nhỏ hơn so với nấm đực và cây nấm thường nở như dạng một bông hoa.
Các loại nấm ngọc cẩu
Tác dụng của nấm ngọc cẩu

Nấm ngọc cẩu khô

Từ ngàn xưa ông cha ta đã biết vận dụng những công dụng của nấm ngọc cẩu đối với sức khỏe con người bằng nhiều bài thuốc và cách chế biến khác nhau, và cách chế biến phổ biến nhất là phơi khô.

Tác dụng của nấm ngọc cẩu khô :

  • Bổ máu
  • Bổ thận
  • Bổ gan
  • Phục hồi sức khỏe ở phụ nữ sau khi sinh
  • Chống viêm loét.

Nấm ngọc cẩu tươi

Nấm ngọc cẩu tươi được người dân lấy từ trên núi về, vệ sinh và dùng, đa phần người dùng sắc nước uống thay trà uống hằng ngày. Có thể thái nấm ngọc cẩu tươi thành những lát mỏng để ngâm rượu, hoặc phơi khô bảo quản được lâu hơn.

Nấm ngọc cẩu được sử dụng trong các bài thuốc bổ máu, bổ thận, kích thích đường tiêu hóa, thông tiểu, chữa nhức mỏi tay chân, đau lưng, tráng dương, giúp phụ nữ phục hồi sức khỏe sau khi sinh.

  • Chữa nám da, tàn nhang, tiêu những khối u lành nhờ thành phần nội tiết tố estrogen có trong nấm.
  • Loại nấm này cũng có tác dụng bổ dương cực mạnh.
Tác dụng của nấm ngọc cẩu khô
Tác dụng của nấm ngọc cẩu

Nấm ngọc cẩu có tác dụng gì với sức khỏe

  • Nấm ngọc cẩu được sử dụng trong các bài thuốc bổ máu, bổ thận, kích thích đường tiêu hóa, thông tiểu,, chữa nhức mỏi tay chân, đau lưng, tráng dương, giúp phụ nữ phục hồi sức khỏe sau khi sinh.
  • Chữa nám da, tàn nhang, tiêu những khối u lành nhờ thành phần nội tiết tố estrogen có trong nấm.
  • Loại nấm này cũng có tác dụng bổ dương cực mạnh.

Cách sử dụng cây nấm ngọc cẩu

Cách 1: Pha nước 

Nguyên liệu:

  • 7-9 kg nấm ngọc cẩu tươi
  • Nước
  • Dụng cụ: dao, thớt, nong để phơi nấm

Cách chế biến:

– Nấm ngọc cẩu rửa sạch phần củ, nên sử dụng bàn chải cứng để đánh sạch đất cát từ củ.

– Thái mỏng rồi đem phơi khô, thông thường 7-9kg nấm ngọc cẩu tươi phơi khô sẽ còn lại 1kg vì trong nấm ngọc cẩu có chứa nhiều nước.

– Phơi khô liên tục trong 3-4 ngày dưới nắng đều.

Các bước pha chế:

– Thả vài miếng nấm ngọc cẩu khô vào cốc nước ấm hoặc nước sôi

– Lắc đều, đợi 5 phút cho phần chất ở trong nấm thôi ra

– Cho thêm 2 thìa mật ong và sử dụng khi còn nóng.

Cách 2: Ngâm rượu nấm ngọc cẩu

Nguyên liệu:

  • 2kg nấm ngọc cẩu
  • 5 lít rượu nếp.

Sơ chế:

– Thái mỏng phần hoa và củ nấm phơi trong bóng râm không có ánh nắng trực tiếp trong vòng 1 ngày.

– Đặt mâm lên trên nồi nước sôi, dùng sức nóng của hơi nước sao cho nấm ngọc cẩu khô hơn.

Cách ngâm rượu:

  • Cho nấm vào rượu theo tỉ lệ 200g nấm ngọc cẩu khô với 5 lít rượu.
  • Thời gian ngâm càng lâu thì rượu càng gia tăng độ bổ.
  • Yêu cầu thành phẩm khi sử dụng nấm ngọc cẩu:
  • Nấm ngọc cẩu khi còn tươi có vị chát, khi phơi khô chuyển sang màu nâu cánh gián, có mùi thơm nhẹ của thuốc Bắc.
  • Để bảo quản nấm ngọc cẩu khô lâu dài chúng ta cho nấm vảo túi nilong kín, bảo quản nơi khô ráo.
  • Đối với rượu ngâm nấm ngọc cẩu rượu sẽ chuyển sang màu thẫm đen, có mùi thơm thanh nhẹ vị thuốc Bắc.

Tác dụng của rượu ngọc cẩu

  • Rượu rất tốt cho người bệnh mắc chứng rối loạn cương, chứng yếu năng lực tình dục cả  nam và nữ; chứng lãnh cảm
  • Giúp ăn ngon , tăng cường và hộ trợ hệ tiêu hóa vì chất nhựa trong củ rất tốt cho hệ tiêu hóa và ngủ ngon hơn
  • Chữa bệnh đau lưng, mỏi gối, tê bì chân tay, chân tay run ở người già
  • Những người bị thiếu máu, hoa mắt, ù tai…
  • Phục hồi sức khỏe phụ nữ sau khi sinh.

Cách ngâm rượu nấm cây ngọc cẩu khô

  • Nấm sấy sạch không cần rửa sạch mà chỉ cần đem sao vàng nhỏ lửa đảo đều rồi hạ thổ
  • Để hạ thổ 2-3h sau đó đổ vào bình ngâm
  • Ngâm rượu dưới 40 độ
  • Thời gian ngâm 30 ngày
  • Liều lượng ngâm 1kg nấm khô với 5 -7 lít rượu
  • Nên dùng đúng liều lượng và ngâm đúng thời gian để rượu nấm ngọc cẩu đạt chất lượng và phát huy công dụng nhất.
Tác dụng của nấm ngọc cẩu ngâm rượu
Tác dụng của nấm ngọc cẩu

Những lưu ý khi sử dụng nấm ngọc cẩu

  • Phụ nữ mang thao và đang cho con bí không nên tùy tiện sử dụng nấm ngọc cẩu.
  • Nam giới dưới 30 tuổi thì không nên sử dụng nấm ngọc cẩu.
  • Không nên sử dụng một lượng nấm ngọc cẩu quá nhiều trong một lần sử dụng.
  • Đối tượng suy giảm chức năng gan không nên sử dụng.
  • Ung thư đang tiến hành xạ khồn nên sử dụng nấm ngọc cẩu.
  • Bệnh nhân bị bệnh về đường tiêu hóa, cơ thể ốm yếu.

Dù tốt cho sức khỏe nhưng nếu sử dụng nhiều thì chúng cũng có thể khiến cơ thể bạn không hấp thu được và còn phản tác dụng. Chính vì vậy hãy sử dụng điều độ nấm ngọc cẩu để có thể đạt được sức khỏe tốt nhất. Ngoài ra, khi sử dụng nấm ngọc cẩu, các bạn nên thái mỏng, phơi thật khô rồi pha nước uống như kiểu pha trà, chứ không nên đun cùng nước sôi vì sẽ rất nồng, khó.

Đánh giá bài viết này
Thông tin này có hữu ích cho bạn không?
YesNo

Bài viết liên quan

Gửi phản hồi của bạn về bài viết này